Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

Nam Định : Cách ly các trường hợp F1 cùng chuyến với bệnh nhân 2148

 

Sở Y tế tỉnh Nam Định cho biết, 7/8 trường hợp F1 ngồi cùng chuyến bay VN1188 với bệnh nhân số 2148 (gồm 6 người ở huyện Nghĩa Hưng, 1 người ở huyện Trực Ninh) đã được cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung của tỉnh.

Bảy mẫu xét nghiệm này đều cho kết quả lần 1 âm tính với virus SARS-CoV-2. Trường hợp còn lại ở huyện Hải Hậu đang được cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà.

Chú thích ảnh
Khu vực cách ly tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, Nam Định. (Ảnh tư liệu)

Hiện 8 trường hợp F1 ngồi cùng chuyến bay với bệnh nhân số 2148 sức khỏe ổn định, không có biểu hiện ho, sốt, khó thở.

Để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh có thể xảy ra, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng tỉnh Nam Định phun khử khuẩn tại những địa điểm các trường hợp F1 đã đến, lưu trú; đồng thời rà soát, lập danh sách, yêu cầu các trường hợp F2 tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà.

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Nam Định, tại khách sạn Hồi An (huyện Vụ Bản) đang cách ly 59 trường hợp là các chuyên gia người nước ngoài, nhập cảnh vào địa bàn tỉnh để làm việc. Sức khỏe các trường hợp này ổn định, không có biểu hiện, triệu chứng của COVID-19.

Nam Định vẫn tạm dừng các hoạt động karaoke , vũ trường , quán bar...

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tỉnh Nam Định tiếp tục tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ: Karaoke, vũ trường, quán bar, xông hơi, massage, cơ sở cung cấp trò chơi điện tử, truy cập internet cho đến khi có thông báo được hoạt động trở lại; hạn chế tối đa hoạt động các quán trà chanh, trà đá, quán ăn vỉa hè.

Cơ quan chức năng, chính quyền địa phương khuyến cáo, mọi người dân thực hiện nghiêm thông điệp 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế) của Bộ Y tế; tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch tại công sở, cơ quan, trường học, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chợ dân sinh.

Sở Y tế, Công an, Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, truy vết, theo dõi chặt chẽ các trường hợp từng đến các địa điểm theo Thông báo khẩn của Bộ Y tế và các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19, hoặc nghi ngờ mắc bệnh để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Ngành Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đảm bảo đủ vật tư, sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch; triển khai xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo hình thức tự nguyện...

Tại Nam Định chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 trong nước. 15 trường hợp được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 sau khi nhập cảnh cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã khỏi bệnh và xuất viện.

Theo : Tin, ảnh: Vũ Văn Đạt (TTXVN)

Cầm dao truy đuổi, chém bạn trọng thương vì bị gọi dậy lúc 3 giờ sáng

 

Khoảng 3h sáng, Hoàng Văn Yên (SN 1973) bị bạn đến đập cửa gọi dậy, trêu trọc. Bực tức vì bị làm phiền giấc ngủ, Yên dùng dao quắm chém bạn khiến nạn nhân nhập viện.

[caption id="attachment_574" align="aligncenter" width="640"] Đối tượng Hoàng Văn Yên tại cơ quan công an (Ảnh: CACC).[/caption]

Ngày 11/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Hoàng Văn Yên (SN 1973, trú tại xã Đại Phú, huyện Sơn Dương) về tội "Giết người".

Theo hồ sơ điều tra ban đầu, trước đó, khoảng 3h sáng ngày 9/3, khi Yên đang ngủ tại nhà thì anh Hoàng Văn M. (SN 1975, trú tại xã Đại Phú) đến đập cửa gọi dậy, trêu chọc Yên.

Bực tức vì bị làm phiền khi đang ngủ, cùng với bản tính côn đồ, hung hãn và coi thường tính mạng người khác, Yên đã dùng dao quắm chém liên tiếp hai nhát vào vùng mặt của anh M..

Khi thấy anh M. đã bỏ chạy, Yên vẫn tiếp tục đuổi theo chém nhiều nhát vào người nạn nhân. Hậu quả khiến anh M. bị thương tích nặng, phải đưa đi cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

Theo PV : Nguyễn Trường

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Khi nào đánh thức ‘báu vật’ trong những cánh rừng hoang?

Người Trung Quốc xưa vẫn có câu “Người Việt chết trên đống thuốc”, nghe rất cay đắng, nhưng tôi nhận thấy, có lẽ ngày càng đúng.


Người Trung Quốc xưa vẫn có câu “Người Việt chết trên đống thuốc”, nghe rất cay đắng, nhưng qua nhiều năm làm báo, đi rừng nhiều, tiếp xúc với nhiều thầy lang, những người buôn bán bào chế thảo dược, tôi nhận thấy, có lẽ ngày càng đúng.
Tôi là một trong số những nhà báo ham mê khám phá núi rừng. Gần như núi rừng nào cũng mò đến tìm hiểu, mày mò, khám phá. Mỗi chuyến đi rừng, tôi thường rủ các thầy thuốc, hoặc những người am hiểu về thảo dược quý đi.
Vào rừng, ngoài ngắm cảnh đẹp, cây to, thác lớn, thú dữ, thì thứ thú vị, cuốn hút nhất phải là những loài thảo dược. Mỗi vùng đất, mỗi dải núi, mỗi bình độ, lại có những loài thảo dược riêng, rất đặc hữu và giá trị. Tuy nhiên, thảo dược tự nhiên quý hiếm có giá trị cao gần như ít được sử dụng, chủ yếu người dân nhổ bán sang Trung Quốc, mà không biết là thứ gì.
Cỏ đắt như vàng
Thời điểm 2005, tôi có nhiều ngày ăn ngủ leo núi, xuyên rừng với ông Trần Ngọc Lâm, được gọi là “người rừng”, vì ông sống ở trong một hang đá, trên độ cao 2.800m. Ông Lâm ở trên đó, thu hái thảo dược, trồng thảo dược quý để tự chữa bệnh cho mình.
Những ngày đó, tôi gặp rất nhiều người Mông đi rừng nhổ một loại cỏ nhỏ xíu, lá phát màu óng ánh. Khi đó, vàng chỉ có giá độ 1 triệu/chỉ, nhưng một kg cỏ này có lúc cao điểm lên tới 5 triệu đồng/kg tươi, dính cả rễ, đất. Có lúc giá xuống thấp, thì cũng vẫn bằng một chỉ vàng.
Giá trị khủng khiếp như thế, nên người Mông bỏ hết ruộng vườn, vào rừng săn lùng thứ cỏ ấy. Họ gọi là cỏ nhung, vì cái lá của nó mềm mượt như nhung. Một số nơi gọi là lan kim tuyến, vì nó thuộc họ lan, gân mặt trên lá phát ra màu óng ánh khi soi đèn vào ban đêm. Chính vì thế, dùng đèn pin luồn rừng ban đêm dễ tìm hơn. Cũng có nơi gọi là cỏ kim cương, vì nó phát sáng và quý như kim cương.
Sau này mới biết, có những thời điểm, người Trung Quốc thu mua nhiều để làm giống, thì giá vọt lên cao chất ngất, có lúc họ đủ giống rồi, thì giá lại xuống thấp, bởi họ chỉ thu mua giá chuẩn làm nguyên liệu. Tuy nhiên, với giá trị tiền thời đó, thì khó có thứ thảo dược gì đắt bằng.
Đem cây cỏ nhung đó về Hà Nội, tôi đi hỏi các chuyên gia, các nhà thực vật, song tuyệt nhiên không ai biết nó là thứ gì. Các thầy thuốc ở miền núi cũng đều chẳng biết công dụng của nó. Tôi viết vài bài báo nói về thứ cỏ ấy, thì một thời gian sau, cả nước rộ lên phong trào vào rừng nhổ cỏ nhung.
Trong Tây Nguyên, có những thời điểm học sinh bỏ học, trường lớp vắng tanh, để vào rừng nhổ cỏ nhung. Khi người dân ở những vùng có núi cao trên 1.200m, bỏ hết vào rừng săn lùng cỏ nhung, thì báo chí đưa tin nhiều, song tuyệt nhiên vẫn không nhà khoa học nào biết nó là thứ gì. Tất nhiên, trong các sách thuốc cũng không có mặt nó. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu còn bảo giá trị của cỏ nhung ngang lá lốt. Và, đặt nghi vấn người Trung Quốc thu mua kiểu lừa đảo.
Thực ra, cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu Việt Nam vẫn chưa biết giá trị thực sự của nó là gì, khi nó đã rất đắt. Còn, người dân thì ngâm rượu uống, hoặc mua về dùng với lời đồn giải độc, chữa ung thư, đặc biệt những người ung thư phổi săn lùng sử dụng rất nhiều, chẳng biết do nguồn tin nào xui khiến.
Trong một lần sang Trung Quốc, đến Tập đoàn dược Đông Nam, chuyên sản xuất thuốc đông y, thuộc TP. Phúc Kiến, khi vào căn phòng trưng bày các loại thảo dược quý, thì tôi ngỡ ngàng khi thấy trưng bày vật phẩm và hình ảnh trang trại trồng lan kim tuyến rất nhiều.
Trao đổi với ông Hoàng Quyền Thành (Phó TGĐ Tập đoàn dược Đông Nam), thì mới biết tổ tiên ông ta dùng nhiều đời để chữa viêm gan, vàng da. Nó đặc biệt hiệu quả khi điều trị cho trẻ nhỏ. Sách dược chép rằng, người Trung Quốc đã dùng loại thảo dược này trên 1 vạn năm rồi. Ông cũng cảnh báo dùng có giới hạn, vì nó có độc tố hại cho thận. Ông Trần Ngọc Lâm, người dùng lan kim tuyến theo cách của người Trung Quốc, thì quả quyết: “Tất cả những dược liệu điều trị bệnh về gan đều không có độc tố. Nếu có độc tố thì không thể điều trị gan được”.
Điều đáng nói, là ông Hoàng Quyền Thành cho biết, giá trị của lan kim tuyến lúc lên lúc xuống, nhưng trung bình khoảng 30 triệu đồng/kg khô. Tập đoàn của ông, cũng như nhiều tập đoàn khác, đã trồng được nhiều, xây dựng những trang trại khổng lồ để trồng loại cỏ này. Tuy vậy nhu cầu vẫn không đủ. Và, ông ngỏ ý, nếu Việt Nam sản xuất được, tập đoàn của ông có thể nhập khẩu số lượng không giới hạn.
Theo ông Trần Ngọc Lâm, việc trồng lan kim tuyến không có gì khó khăn. Chúng chỉ cần độ cao trên 1.200m đến dưới 2.800m, dưới tán rừng và ẩm ướt. Nếu có đủ điều kiện, chúng lớn rất nhanh, sinh sản như cỏ. Tuy nhiên, theo ông Lâm, thứ này rất khó trồng thành công, là bởi vì, cứ người này trồng, người kia nhổ trộm, không quản lý được. Ở Việt Nam, cũng có một số cá nhân trồng lan kim tuyến, song gần như chỉ trồng chơi làm cảnh. Cũng có doanh nghiệp đầu tư trồng, nhưng chưa có kỹ thuật và quy mô. Điều này vô cùng đáng tiếc.
Nhổ “khoai” đem bán
Cũng thời điểm độ 2005-2006, khi khám phá đại ngàn Hoàng Liên Sơn, tôi gặp nhiều đồng bào Mông đi rừng tìm kiếm “khoai lang núi”. Mỗi người một cái gùi trên lưng. Họ thường đi tìm kiếm vào thời điểm đầu năm và cuối năm. Đầu năm, một loại “khoai lang núi” mọc lên, ra hoa vào mùa hè, rồi lụi. Mùa thu lại có một loại mọc lên, ra hoa vào mùa đông, rồi lụi khi đầu xuân.
Những củ “khoai lang núi” nhìn loằng ngoằng như con rết, không có gì đẹp đẽ. Đi vài ngày trong rừng, họ lấy được đầy gùi, cõng ật ưỡng xuống núi. Một anh người Mông bảo: “Có thằng Tàu sang, mang cái củ này bảo bên Tàu đói quá, nhờ vào rừng tìm cho củ khoai loại như con rết này để về ăn, thế là tao đi nhổ thôi. Cả bản đi nhổ, ngày có khi được cả tấn”.
“Người rừng” Trần Ngọc Lâm cười bảo: “Toàn là sâm quý đấy. Người Tàu sợ gọi là sâm thì dân đòi giá cao, nên cứ gọi là khoai núi, thì mua được giá rẻ”. Khi đó, loại “khoai lang núi” này có giá chỉ 200 ngàn đồng/kg. Sau tiếp xúc với một số đầu mối buôn dược liệu, mới biết đó là sâm tiết trúc, sâm đốt trúc, dân gian gọi là tam thất hoang.
Người Trung Quốc bảo rằng, có nhiều loại sâm tiết trúc, nhưng giá trị không chênh nhau nhiều. Từ loại tiết trúc mọc ở dãy Hoàng Liên Sơn, đến Lào, tận núi Ngọc Linh, giá trị không khác nhau mấy và người Trung Quốc thu mua theo giá chung. Có những thời điểm giá lên cao, cũng là do Trung Quốc gom giống, có thời điểm xuống thấp, là nhu cầu nội địa họ đáp ứng được.
Càng đi rừng nhiều, tìm hiểu nhiều, tôi nhận thấy sâm tiết trúc là loại thảo dược cực kỳ giá trị. Tiếc rằng, chúng đã bị nhổ gần như sạch bách bán sang Trung Quốc. Và, sang Trung Quốc, mới thấy những trang trại trồng sâm tiết trúc trải dài hết dãy núi này đến dải núi khác, mênh mông bát ngát bằng cả miền Bắc Việt Nam, cung cấp cho cả thế giới sử dụng.
Trong dòng sâm tiết trúc, hiện tại, đắt nhất là loại mọc ở núi Ngọc Linh, gọi là sâm Ngọc Linh, ở địa phận Quảng Nam và Kon Tum. Tên thực tế được định danh khoa học là Sâm Việt Nam. Loại tự nhiên, quý ngang nhau là mọc ở bên Lào, cũng thuộc dải núi Ngọc Linh, bởi nó cùng địa hình, địa chất, khí hậu. Tuy nhiên, tôi đã thử nghiên cứu, kiểm định chất lượng, thì nhận thấy, một loại sâm tiết trúc ruột đen ở dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận Lai Châu có hàm lượng Saponin tổng hợp loài sâm cao gấp đôi ở núi Ngọc Linh.
Chính vì thế, trên thị trường nhiều năm qua, loại sâm ở Lai Châu thường được đem vào Ngọc Linh để bán với thương hiệu sâm Ngọc Linh. Hiện tại, loại sâm này có giá trung bình khoảng 100 triệu/kg. Loại củ hoang dã, củ lớn, rất khó định giá, thậm chí đến cả tỷ đồng/củ độ 7-8 lạng.
Loại sâm tiết trúc có giá trị thứ 2, là loại mọc ở một quả núi giữa huyện Na Hang và Lâm Bình (Tuyên Quang). Suốt mấy năm qua, rộ lên chuyện người dân ở hai huyện này vào rừng lần tìm, nhổ sạch sẽ không còn một mống sâm tiết trúc nào. Giá bán ngang ngửa sâm Ngọc Linh, loại nhỏ 40-50 triệu, loại củ to cả trăm triệu/kg.
Tò mò với chuyện sâm xuất hiện ở Tuyên Quang, tôi lên xã Sinh Long tìm hiểu, thì biết, mấy chục năm trước, có mấy bản người Dao sống ở trong rừng già, mang giống sâm từ Trung Quốc về trồng làm thuốc. Họ trồng trong vườn, trên nương, trong rừng, bất cứ chỗ nào gieo trồng được là rải hạt, để nó tự mọc, tự sinh. Thế rồi, khoảng 30 năm trước, Nhà nước có chính sách hạ sơn, vừa bảo vệ rừng già, vừa tạo điều kiện sống tốt hơn cho những bản người Dao này. Ruộng nương bỏ hoang, những cụm sâm tiết trúc cứ tự ra hoa, kết trái, tự sinh trưởng. Thi thoảng, họ lại đi bộ cả ngày về bản, nhổ vài kg, đem xuống chợ bán với giá vài trăm ngàn/kg.
Đùng một cái, con buôn phát hiện đó là sâm quý, thổi lên là sâm Ngọc Linh, bán giá vài chục triệu đồng. Thế là toàn dân trong vùng vào rừng, bới đất, lật lá tìm sâm, nhổ sạch bách không còn một mầm mống nào nữa. Loại sâm quý ở Tuyên Quang chính thức tuyệt chủng.
Những ngày này, từ giữa năm 2019, lại rộ lên những thông tin hàng trăm người Mông kéo nhau vào các khu rừng ở Lâm Đồng, Đăk Lắk để khai thác một loại sâm tiết trúc mới phát hiện. Mỗi ngày, cả tạ, thậm chí cả tấn sâm được đưa ra khỏi rừng. Đây cũng là một loại sâm tiết trúc có giá trị, khá giống với loại sâm ở Tuyên Quang, nhưng không phải Sâm Việt Nam, loại có ở Ngọc Linh và Lào Cai, tuy nhiên, vì chưa có nghiên cứu cụ thể về nó, nên con buôn đang giả mạo sâm Ngọc Linh để bán với giá cắt cổ, vài chục triệu đồng/kg. Chắc chắn một điều, khi loại sâm này chưa được nghiên cứu gì, thì đã bị nhổ sạch.
Dải Tây Côn Lĩnh cũng có một dòng sâm tiết trúc khá tốt. Thân chúng nhỏ như cái đũa, ruột tím pha trắng, pha vàng nhạt, ăn giòn sần sật, rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, dãy núi khá nhỏ, lại nằm ngay Trung Quốc, nên nó nhanh chóng tuyệt chủng.
Giờ đây, khoảng chục dòng sâm tiết trúc, đa dạng nhất là quanh dãy Hoàng Liên Sơn, đã bị nhổ gần như sạch sẽ. Giờ là lúc người Việt nhận ra giá trị của nó, thì cũng là lúc nó đã sạch bóng rừng già. Giá sâm giờ cao hơn Trung Quốc rất nhiều, nên có lẽ tới 90% sâm tiết trúc (tam thất hoang) có mặt ở thị trường Việt Nam là của Trung Quốc. Người Trung Quốc trồng sâm rất giỏi, kỹ thuật canh tác đã trải 500 năm, nên sâm lớn rất nhanh, giá trị không thể so sánh với loại mọc hoang dã trong rừng Việt Nam. Ngay cả sâm tiết trúc dòng Ngọc Linh (Sâm Việt Nam), người dân ở các châu như Kim Bình, Hồng Hà, Vân Sơn, thuộc tỉnh Vân Nam cũng đã trồng rất nhiều và bán tràn lan ở Việt Nam với giá rất cao. Có thể nói, 90% sâm Ngọc Linh bán ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, vào Việt Nam qua các cửa khẩu tiểu ngạch ở Lai Châu.
Qua tìm hiểu, tôi được biết, các dòng sâm quý này, người Trung Quốc thu mua giống từ Lai Châu, rồi nhân giống, gieo trồng. Chúng có đủ các đặc tính, hoạt chất của sâm Ngọc Linh, nên làm giả sâm Ngọc Linh hoàn hảo. Nói là làm giả sâm Ngọc Linh, nhưng nó chỉ không được trồng ở núi Ngọc Linh, chứ rõ ràng nó là sâm tiết trúc dòng Ngọc Linh. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu ở Viện Dược Liệu còn ngỡ ngàng, khi hàm lượng saponin chính MR2 của loại sâm Lai Châu trồng ở Trung Quốc lại cao bất thường. Nhiều khả năng, trình độ cách tác, chăm bón của họ là siêu đẳng.
Còn Tiếp.......

Bài thuốc hay, thuốc nam, điều trị động thai bằng 2 cây thuốc nam quanh nhà bạn..!

Bài viết chia sẻ hai mẹo điều trị động thai đơn giản bằng cây thuốc nam quanh ta. Bài thuốc khá đơn giản nhưng lại cho hiệu quả cao, ai cũng có thể tự áp dụng được.
Phụ nữ trước khi có thai cần tìm hiểu kỹ về những kiến thức, những bài thuốc nam dân gian được làm bằng cây thuốc nam là rất quan trọng, việc tìm hiểu đó nhằm giúp cho những người phụ nữ trước khi mang thai có được những biện pháp dưỡng thai một cách tốt nhất trong suốt quá trình mang thai và sẽ giúp cho người mẹ và thai nhi khỏe mạnh, đồng thời tránh được những hiện tượng như bị dọa sẩy thai, động thai, đau bụng khi mang bầu… trong thời kỳ này là cực kỳ cần thiết.
Bài viết này chia sẻ tới quý vị và các bạn hai bài thuốc nam điều trị động thai đơn giản bằng cây thuốc nam.
Trong hai bài thuốc này trước tiên tôi giới thiệu sơ qua đôi nét về tác dụng của củ gai và củ gấu (Nhiều nơi gọi là cỏ gấu) vì đây là hai thành phần chính trong hai bài thuốc:
Đối với củ gai có tác dụng thanh độc, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, an thai…, còn đối với củ gấu có tác dụng điều trị nôn mửa, sốt và viêm nhiễm, giảm đau, giãn cơ…
Hôm nay trong khuôn khổ bài viết này tôi xin giới thiệu với quý độc giả về kinh nghiệm từ hai bài thuốc an thai (Điều trị động thai) cho phụ nữ có thai rất hiệu quả bằng hai cây thuốc nam chủ lực là củ gai và củ gấu như sau:

Bài thuốc nam điều trị động thai từ củ gai

  • Củ gai khô (sao vàng):    30 g.
  • Ngải cứu:                  20 g.
  • Trứng gà:                 1 quả.
Cách làm: Nấu củ gai với một bát nước to(bát tô), trong 10-15 phút, sau đó chúng ta cho ngải cứu vào đun thêm 5 phút, xong tiếp tục đập 01 quả trứng gà vào nấu chín và cho thêm 1 thìa đường đỏ, ăn trứng và uống nước.
Nếu thai nhiệt gia thêm rau má 20 g, nếu khí uất gia thêm vỏ quýt 10 g.
Củ gai tươi vị thuốc nam điều trị động thai
Hình ảnh: Củ cây gai

Bài thuốc nam điều trị động thai từ củ gấu (Hương phụ)

  • Củ gấu: 50 g (Y học cổ truyền gọi là vị hương phụ)
  • Sa nhân: 30 g.
  • Đậu đen (sao): 100 g.
Tán bột, uống mỗi lần 10 g. Ngày uống 2-3 lần với nước sắc cây tía tô.
cây thuốc nam điều trị viêm phụ khoa
Hình ảnh Cây cỏ gấu (Hương phụ)
Củ gấu

Lưu ý:

  • Đối với trường hợp động thai thể huyết nhiệt thì không nên dùng ngải cứu.
  • Đối với củ gấu có tác dụng ức chế sự co bóp của tử cung nên phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng củ gấu, tốt nhất nên áp dụng theo bài thuốc 1, bài thuốc 2 có thành phần củ gấu và chỉ nên áp dụng khi cần thiết đối với phụ nữ có hiện tượng bị đau bụng khi mang thai ở giai đoạn đầu thời kỳ mang thai.

Tìm củ gai, cây cỏ gấu ở đâu ?

Củ gai và củ gấu là những loài cây rất phổ biến ở nước ta. Cây gai là cây thường được người dân dùng lá để làm bánh gai. Cây này mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng bắc bộ. Nên cũng rất dễ kiếm, tuy nhiên nếu các bạn không tự tìm được hãy tham khảo sử dụng sản phẩm của gai khô có bán tại Cây Thuốc Cổ Truyền
Cỏ gấu là loại cỏ mọc hoang khắp nơi, loại cỏ dại này rất dễ kiếm bởi ở bất cứ vùng đất bỏ hoang nào bạn cũng nhìn thấy nó. Tuy nhiên nếu ngại chế biến bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm đã được chúng tôi phơi khô sẵn. Bạn tham khảo Cây Thuốc Cổ Chuyền
Mong rằng với 2 bài thuốc nam điều trị động thai đơn giản trên sẽ giúp ích cho chị em và các bạn trong thời kỳ mang thai, nhất là những chị em chuẩn bị mang thai. Chúc các bạn thành công !

Mua Cây Củ Gai, Cây Cỏ Gấu ở đâu?

Giá Cây Củ Gai : 150.000 ( VNĐ )/ 1Kg  ( Lưu Ý : Cây Cỏ Gấu Các bạn Liên Hệ 0888.288.990 Để biết thêm chi tiết )
Trọng Lượng : 1Kg
 Xuất Xứ : Việt Nam

Các bạn thấy hay và thiết thực hãy fb-share-icon chia sẻ hộ trang  nhé…!

CHÚNG TÔI CHUYÊN CUNG CẤP CÁC BÀI THUỐC CỔ TRUYỀN, RẺ HỢP VỚI CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CAO ĐẾN TAY MỌI NGƯỜI…!

Lưu Ý : Nội dung do trang Cây Thuốc Cổ Truyền & Chợ Đặc Sản Tây Bắc 24H biên tập và tổng hợp, vậy cá nhân tổ chức nào sao lưu nội dung xin ghi rõ nguồn của trang…!

Mọi thông tin góp ý, chia sẻ xin vui lòng gửi về hòm thư  :  caythuoccotruyen.com@gmail.com

Đường Dây Nóng :  0888.288.990  084.520.5506

TÁC DỤNG THẦN KỲ CỨU NGƯỜI CỦA ĐẲNG SÂM – HỒNG SÂM VIỆT NAM GIÁ RẺ..!

TÁC DỤNG THẦN KỲ CỨU NGƯỜI CỦA ĐẲNG SÂM – HỒNG SÂM VIỆT NAM GIÁ RẺ – SẢN VẬT TRỜI BAN MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT…!

Hình ảnh củ đẳng sâm tươi ( Tây Bắc )
Hình ảnh củ đẳng sâm tươi ( Tây Bắc )

Tên khác: Bạch đẳng sâmThượng đảng nhân sâmHồng Sâm Việt Nam…!
Tên khoa học: Campanumoea javanica Blume, họ Hoa chuông (Campanulaceae).
7 TÁC DỤNG THẦN KỲ CỦA ĐẲNG SÂM VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI ĐÃ QUA THÍ NGHIỆM THỰC TẾ…!
1, Thuốc có tác dụng tăng sức: chống mệt mỏi và tăng sự thích nghi của súc vật trong môi trường nhiệt độ cao. Thực nghiệm trên súc vật cüng chứng minh Đảng sâm có tác dụng tren cả hai mặt hưng phấn và ức chế của vỏ não. Thí nghiệm cho thấy dịch chiết thô của Đảng sâm có tác dụng làm tăng sự thích nghi của chuột nhắt trong trạng thái thiếu dưỡng khí ( do thiếu dưỡng khí ở tổ chức tế bào, do suy tuần hoàn, hoặc do làm tăng sự tiêu hao dưõng khí.) thuốc đều có tác dụng với mức độ khác nhau.
2, Thuốc có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Dùng chế phẩm Đảng sâm tiêm bụng, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chuột nhắt đều có tác dụng làm tăng số lượng của thực bào rõ rệt, thể tích tế bào tăng giả túc nhiều hơn, khả năng thực bào cüng tăng. Các thành phần trong tế bào như DNA, RNA, các enzym ACP, ATP, hoạt tính của các enzym acid được tăng lên rõ rệt. Nồng độ cao của Đảng sâm có tác dụng ức chế sự phân biệt của tế bào lâm ba ở người, còn nồng độ thấp lại có tác dụng tăng nhân sự phân liệt.
3, Tác dụng của thuốc đối với máu và hệ thống tạo máu: nước, cồn và nước sắc Đảng sâm đều có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu trong đó lượng bạch cầu trung tính tăng còn lượng tế bào lâm ba lại giảm. Dịch tiêm Đảng sâm tăng nhanh máu đông mà không có tác dụng tán huyết. Tiêm tĩnh mạch máu dung dịch Đảng sâm 20% ( 4ml/kg cân nặng) hoặc cho uống ( mỗi ngày 20g) đều thấy hồng cầu tăng lên, bạch cầu giảm xuống. Có tác giả cho rằng tác dụng bổ huyết của Đảng sâm là kết qủa của chất Đảng sâm cùng với sự cộng đồng tác dụng của chất đó với một thành phần nào đó trong mạch.

Củ đẳng sâm tây bắc hoa tím

4, Tác dụng của thuốc đối với hệ tiêu hóa: Dịch của Đảng sâm làm tăng trương lực của hồi tràng chuột Hà lan cô lập hoặc bắt đầu thì giảm, tiếp theo là tăng cường độ co bóp lớn hơn, tần số lại chậm đi và thời gian kéo dài. Nồng độ thuốc tăng lên thì trương lực cüng tăng theo. Dịch Đảng sâm có tác dụng đối kháng rõ đối với chất 5-HT gây co bóp ruột nhưng đối với ếch gây co bóp ruột thì lại không có tác dụng. Đảng sâm có tác dụng bảo vệ rõ rệt đối với 4 loại mô hình gây loét bao tử ở súc vật ( gây loét do kích thích gây viêm, gây loét do acid acetic, loét do thắt môn vị).
5, Tác dụng đối với hệ tim mạch: Cao lỏng Đảng sâm và chiết xuất cồn tiêm tĩnh mạch chó và thỏ gây mê có tác dụng hạ áp trong thời gian ngắn. Tiêm tĩnh mạch dịch chiết xuất Đảng sâm với liều lượng 2g/1kg cho mèo gây mê có tác dụng tăng cường độ co bóp của tim, tăng lưu lượng máu cho não, chân và nội tạng. Truyền dịch Đảng sâm với dịch tỷ lệ 1:1 (20 – 25ml) cho thỏ nhà choáng do mất máu có tác dụng nâng áp, áp lực tĩnh mạch trung tâm hạ, nhịp tim chậm lại, so với tổ đối chiếu dùng Nhân sâm, Cam thảo. Nhận thấy tác dụng nâng áp của Đảng sâm cao hơn. Theo tài liệu ” tiếp tục nghiên cứu tác dụng đối với huyết áp của Đảng sâm .
Nhưng theo một số nguyên cứu mới thì Đẳng Sâm còn có tác dụng hạ áp, khi áp dụng thí ngiệm thực tết súc vật . Đồng thời tác dụng dãn mạch ngoại vi và tác dụng ức chế Adrenalin của thuốc gây nên.
6, Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của chuột cống, có tác dụng nâng cao corticosterol trong huyết tương, nâng cao đường huyết.
7, Đảng sâm còn có tác dụng kháng viêm, hóa đàm chỉ khái: thuốc trên thực nghiệm in vitro có tác dụng kháng khuẩn ở mức độ khác nhau đối với các loại vi khuẩn sau: não mô cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn đại tràng và phó trực khuẩn đại tràng, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lao ở người.
THÀNH PHẦN VÀ CÔNG DỤNG CỦA ĐẲNG SÂM
Thành phần hoá học trong Đẳng Sâm : Saponin, đường, tinh bột. Công năng: Bổ trung ích khí, kiện tz, ích phế.
Công dụng của Đẳng Sâm : Thuốc bổ máu, tăng hồng cầu. Dùng trong bệnh suy nhược, ăn không ngon, thiếu máu, ốm lâu ngày, lòi dom, sa dạ con, rong huyết.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6 -12g, có thể đến 40g. Dạng thuốc sắc, rượu thuốc, viên hoàn hay bột.
Bào chế: Rửa sạch bụi bặm, ủ nước một đêm, hoặc đồ thấy bốc hơi là được, khi mềm, bào mỏng 1-2 ly, tẩm nước gừng để khỏi nê Tz và bớt hàn, thường có người sao qua để dùng.
17 BÀI HAY CÔNG DỤNG TRỊ BÁCH BỆNH CỦA ĐẲNG SÂM MỌI NGƯỜI NÊN BIẾT …!
1, Thanh Phế kim, bổ nguyên khí, khai thanh âm, tráng gân cơ: Đảng sâm 640g, Sa sâm 320g, Quế viên nhục 160g. Nấu thành cao, uống.
2, Trị tiêu chảy, lỵ, khí bị hư, thoát giang: Đảng sâm (sao với gạo) 8g, Chích kz, Bạch truật, Nhục khấu tương, Phục linh đều 6g, Sơn dược (sao) 8g, Thăng ma (nướng mật) 2,4g, Chích thảo 2,8g. Thêm Gừng 3 lát, sắc uống.
3, Trị uống phải thuốc hàn lương làm cho Tz Vị bị hư yếu, miệng sinh nhọt: Đảng sâm, Chích kz đều 8g, Phục linh 4g, Cam thảo 2g, Bạch thược 2,8g, sắc uống.
4, Trị Phế quản viêm mạn, lao phổi (Phế khí âm hư): Đảng sâm 12g, Tang diệp 12g, Thạch cao (sắc trước) 12g, Mạch môn 12g, A giao 8g, Hồ ma nhân 6g, Hạnh nhân 6g, Tz bà diệp (nướng mật) 6g. Sắc uống.
5, Trị thần kinh suy nhược: Đảng sâm 12g, Mạch môn 12g, Ngü vị tử 8g. Sắc uống.
6, Trị trẻ nhỏ miệng bị lở lo t: Đảng sâm 40g, Hoàng bá 20g. Tán bột, bôi.
7, Trị huyết áp thấp: Đảng sâm 16g, Hoàng tinh 12g, Nhục quế 10g, Cam thảo 6g, Đại táo 10 quả, sắc uống ngày 1 thang. 15 ngày là 1 liệu trình, dùng 1-2 liệu trình.
8, Trị huyết áp cao ở người bị bệnh cơ tim: Đảng sâm 10g, Vỏ con trai (loại cho ngọc) 16g, Sinh địa 10g, Đương quy 10g, Trắc bá tử (hạt) 16g, Táo 16g, Phục linh 16g, Mộc hương 6g, Hoàng liên 6g. Sắc với 800ml nước, chia làm 3 lần uống liên tục 2 – 2,5 tháng.
9, Trị Phế quản viêm mạn (thể khí hư huyết ứ): Đảng sâm, Ngü linh chi, Thương truật, Sinh khương, mỗi thứ 10g, sắc uống. Đã trị 32 trường hợp, mỗi năm uống thuốc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mỗi lần 20-30ml (những lúc sốt,cảm, không uống), uống liên tục 1-2 tháng, có kết quả: 93,75%. kết quả tốt 53,13%, không có phản ứng phụ.
10, Trị thần kinh suy nhược: dùng dung dịch tiêm ‘Phức Phương Đảng Sâm’ (mỗi ml có 1g Đảng sâm, 50mg Vitamin B1) tiêm bắp mỗi ngày 1 lần 2ml, liệu trình 15 ngày, có kết quả nhất định công dụng của thuôc.
11, Trị tử cung xuất huyết cơ năng: dùng độc vị Đảng sâm, mỗi ngày 30-60g, sắc, chia làm 2 lần uống, liên tục 5 ngày trong thời kì kinh nguyệt .
12, Trị hư lao, ho, cơ thể suy nhược: Đảng sâm 16g, Hoài sơn 12g, [ dĩ nhân 6g, Cam thảo 2g, Khoản đông hoa 6g, Xa tiền tử 6g. Sắc, chia làm 3 lần uống.
13, Trị Thận suy, hay đau lưng, mỏi gối, đái lắt nhắt, bồi dưỡng cơ thể: Đảng sâm 16g, Cáp giới 6g, Huyết giác 1,2g, Trần bì 0,8g, Tiểu hồi 6g. Ngâm với 1 xị (250ml) rượu uống trước khi đi ngủ.
14, Trị cơ thể mỏi mệt, ăn k m ngon, đại tiện lỏng: sắc 20 – 40g Đảng sâm uống, hoặc kết hợp các vị thuốc khác như: Bạch truật (sao), Đương quy, Ba kích mỗi thứ 12g, sắc uống hoặc tán bột viên với mật, ngày uống 12-20g.
15, Trị người gìa suy yếu lâu ngày, người làm việc nhiều hao sức lao động cüng như trí óc, mệt tim, ê ẩm: Đảng sâm 40g, Ngưu tất, Mạch môn, Đương quy, Long nhãn trí óc, mệt tim, ê ẩm: Đảng sâm 40g, Ngưu tất, Mạch môn, Đương quy, Long nhãn 8g.
16, Trị trung khí suy nhược, tz vị bất hòa: nấu Đảng sâm với đường cát thành cao lỏng Đảng sâm, uống.
17, Trị Khí huyết đều suy: Đảng sâm, Chích hoàng kz, Bạch truật, Long nhãn, Đường cát, nấu thành cao uống.
LƯU Ý : ĐẲNG SÂM KHÔNG ĐƯỢC DÙNG CHUNG VỚI LÊ LÔ.
CÁC TÊN GỌI KHÁC CỦA LÊ LÔ : Thông Nhiễm ( Bản kinh ), Thông Quỳ, Sơn thông, Phong Lô, Huệ Quỳ, Công Nhiễm ( Ngô phổ bản thảo ), Lê lư ( Bản thảo kinh tập chú ), Thông thảm ( Biệt lục ), Thông bạch lê lô, Lộc thông ( Bản thảo đồ kinh ), Hàm thông ( Nho môn sự thân ), Hạn thông ( Sơn đông trung dược ), Sơn tông lư ( Nông dược thực vật thủ sách ), Sơn bạch thái, Lô liên, Dược dăng tử thảo, Sơn bao mễ ( Liêu ninh kinh tế thực vật chí ), Nhân đầu phát, Độc dược thảo ( Tứ xuyên trung dược chí ), Thất ly đan ( Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật ).

Mua Đẳng Sâm Tươi, Đẳng Sâm Khô ở đâu?

Giá Đẳng Sâm Tươi : 200.000 ( VNĐ )/ 1Kg  ( Lưu Ý : Đẳng Sâm Khô Có Giá : 690.000 ( VNĐ )/ 1Kg )
Trọng Lượng : 1Kg
 Xuất Xứ : Việt Nam

Các bạn thấy hay và thiết thực hãy fb-share-icon chia sẻ hộ trang  nhé…!

CHÚNG TÔI CHUYÊN CUNG CẤP CÁC BÀI THUỐC CỔ TRUYỀN, RẺ HỢP VỚI CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CAO ĐẾN TAY MỌI NGƯỜI…!

Lưu Ý : Nội dung do trang Cây Thuốc Cổ Truyền & Chợ Đặc Sản Tây Bắc 24H biên tập và tổng hợp, vậy cá nhân tổ chức nào sao lưu nội dung xin ghi rõ nguồn của trang…!

Mọi thông tin góp ý, chia sẻ xin vui lòng gửi về hòm thư  :  caythuoccotruyen.com@gmail.com

Đường Dây Nóng :  0888.288.990  084.520.5506

Cây Tiên Mao , Sâm Cau Thảo Dược Dùng Cho Phái Mạnh…!

Tiên mao một vị thuốc bổ thận tráng dương được y học cổ truyền ghi nhận, vậy tiên mao là cây thuốc nào trong dân gian. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn.
Y học cổ truyền vẫn lưu truyền một vị thuốc dân gian có tác dụng đặc biệt tốt cải thiện sinh lý nam giới Đó là “Tiên mao”, vậy thực chất đây là cây thuốc nào ?
Tiên mao hay còn gọi là cây sâm cau, cây ngải cau, là một vị thuốc nam có tác dụng bồi bổ và tăng cường sức năng sinh lý nam giới, nhưng cây lại có hình dáng rất giống với cây cau nên được dân gian gọi là sâm cau.
Tiên mao là một vị thuốc nổi tiếng trong y học cổ truyền, được hầu hết các cuốn sách Y Dược Học Cổ Truyền đều đề cập đến. Trong cuốn sách những cây thuốc vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi đã ghi nhận tác dụng bổ thận tráng dương của Tiên mao.
Hiện nay loài cây này mọc hoang dại khắp các vùng đồi núi nước ta, từ xa xưa nhân dân đã sử dụng cây này để làm thuốc bổ.
Thường dùng theo cách sắc uống hoặc ngâm rượu, nhưng cách dùng được ưa thích nhất vẫn là sử dụng để ngâm rượu bởi vì ngâm rượu sẽ giúp phát huy hết công năng bổ thận tráng dương của Tiên mao.

Tiên mao có mấy loại ?

Hiện nay có hai loại sâm cau đó là sâm cau đỏ và sâm cau đen. Tuy có hình dáng khác nhau nhưng hai vị thuốc này đều mang chung một công dụng bổ thận tráng dương như nhau.
Sâm cau đỏ có hình dáng đẹp, bắt mắt nên hiện nay nhiều người vẫn ưa dùng sâm cau đỏ hơn sâm cau đen

Một số hình ảnh về vị thuốc tiên mao.

Củ sâm cau đen thường được tìm thấy ở độ cao trên 1500m
sâm cau, tiên mao
Rễ sâm cau đỏ tươi có Giá khoảng 250.000 ( VNĐ )
Sâm cau (tiên mao) vị thuốc quý từ thiên nhiên Hòa Bình đặc điều trị liệt dương, xuất tinh sớm, dinh tinh, mộng tinh. Giúp tăng cường chức năng sinh lý, thăng hoa trong mỗi cuộc yêu.
Sâm cau (Tiên mao), một thảo dược quý mọc rất nhiều ở khắp các tỉnh miền núi nước ta, qua khảo sát chúng tôi thấy các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung đều có vị thuốc này. Xong đáng tiếc là người dân vẫn còn chưa biết khai thác sử dụng, hiện nay nguồn dược liệu sâm cau trong tự nhiên vẫn còn khá dồi dào chính vì vậy mà chất lượng sâm rất tốt. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu về vị thuốc quý này.
Tên khác: Cây còn có tên là: (Tiên Mao, Ngải cau )
Tên khoa học: Curculigo orchioides gaertn, họ Thủy tiên (1)
Là một loài cỏ cao khoảng 25cm – 30cm, lá dài khoảng 15cm trông gần giống lá cau (nên có tên là sâm cau), củ già có màu đen, nhiều rễ nhỏ. Hoa có màu vàng (Xem hình ảnh để thấy rõ hơn)
Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, thường gặp ở những đồi cỏ ven rừng núi. Hiện nay cây mọc nhiều ở các tỉnh như Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Nam…

Bộ phận dùng làm thuốc:

  • Củ sâm chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc.
  • Hàng năm vào tháng 11 người dân đi đào lấy củ về thái mỏng phơi khô làm thuốc, có thể dùng tươi để ngâm rượu.
  • Củ tiên mao có vỏ màu đen, thịt bên trong có màu trắng, khi phơi củ sâm có mùi thơm ngậy. (Xem ảnh)
cay sam cau
Cây sâm cau và hoa
Theo Đông y:
  • Theo cuốn “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi thì sâm cau có vị thơm nhẹ, tính ấm; vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng làm ấm thận (ôn thận), mạnh gân cốt (tráng gân cốt), trừ hàn thấp. Chủ điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, chân tay, lưng lạnh.
  • Đồng bào ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường dùng rễ cây này làm thuốc bổ nên mới gọi là Sâm, vì lá cây giống lá Cau nên mới có tên gọi là Sâm cau.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy:

Sâm cau có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu ô-xy; có tác dụng như hormone sinh dục nam (thí nghiệm tiêm cồn thuốc tiên mao cho chuột đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều 10g/kg, thấy trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng).

Tác dụng của củ sâm cau :

Theo kinh nghiệm dân gian được GS Đỗ Tất Lợi ghi trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” tiên mao là một vị thuốc bổ thận, bổ dương và tăng cường sinh lý. Có thể dùng sắc uống hoặc ngâm rượu, ngoài ra tiên mao còn có một số tác dụng khác như: (2).
  • Tác dụng điều trị bệnh liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý
  • Tác dụng bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh
  • Tác dụng bồ bổ sức khỏe
  • Tác dụng tăng cường hoạt động phòng the, tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ

Đối tượng sử dụng :

  • Bệnh nhân mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng tình dục
  • Người già chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp
  • Người bình thường không có bệnh vẫn có thể sử dụng sâm cau để tăng cường khả năng tình dục

Cách dùng và liều dùng:

  • Mỗi ngày dùng 25g, dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
  • Khi dùng để điều trị chứng đau nhức do hàn thấp thì dùng sống (không sao tẩm).
  • Khi dùng để điều trị liệt dương do thận hư, tiểu tiện nhiều lần hoặc són tiểu, thì tẩm rượu sao để tăng cường tác dụng bổ dương.

Cách ngâm rượu sâm cau:

1. Ngâm sâm cau khô :
  • Sâm  thái mỏng, sao vàng : 1Kg
  • Mật ong 200ml
  • Rượu trắng: ………………………. 4 lít
  • Ngâm trong thời gian 1 tuần trở lên là có thể dùng được
Có thể ngâm chung với ba kích và dâm dương hoắc với tỷ lệ:
  1. 1kg tiên mao
  2. 0,5kg ba kích
  3. 0,5kg dâm dương hoắc
  4. Mật ong 200ml
Các vị trên ngâm với 5 lít rượu, ngâm từ 1 tháng trở lên là dùng được.
Để tăng hiệu quả của rượu Trong dân gian, khi ngâm rượu chim bìm bịp với tắc kè, người ta thường cho thêm cả sâm cau để tăng thêm hiệu lực tác dụng.
2. Ngâm sâm cau tươi :
Củ tươi vừa được đào trên rừng về. Bình ngâm rượu SC tươi nguyên củ nhìn rất đẹp và bắt mắt. Nếu dùng để tiếp đãi khách quý, hoặc làm quà biếu thì đây sẽ là món quà rất tuyệt vời.
Cách ngâm rượu sâm cau tươi :
  • Sâm cau tươi:……. 1Kg
  • Rượu trắng 45 độ:……… 3 lít
  • Ngâm trong thời gian 10 ngày trở lên là dùng được (Lưu ý, khi ngâm tiên mao tươi cần chọn loại rượu mạnh, bởi sâm tươi có chứa nhiều nước, nếu rượu nhẹ sâm rất dễ bị thối).
3. Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa ăn
Tác dụng của rượu sâm cau: Bổ thận tráng dương, điều trị phong thấp, liệt dương, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược.

Chú ý, kiêng kỵ :

  • Là vị thuốc có tính táo nhiệt, dễ làm thương âm, nên những ngày thời tiết quá nóng và những người “âm hư hỏa vượng” không nên sử dụng.
  • Người “âm hư hỏa vượng” thường có những biểu hiện: Họng khô miệng háo, đầu choáng mắt hoa, gò má đỏ ửng hoặc sốt cơn về buổi chiều, lòng bàn chân bàn tay nóng, phiền táo, mất ngủ, mồ hôi trộm, đại tiện táo; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít; mạch tế sác (nhỏ nhanh).

Một số bài thuốc có sử dụng sâm cau:

  1. Dùng để bồi bổ: Sâu cau thái lát: 15g hãm nước sôi như pha trà uống trong ngày. Sẽ giúp bồi bổ cơ thể, da dẻ hồng hào, tăng cường sức khỏe.
  2. điều trị phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương: Sâm cau ngâm rượu: Củ sâm đem thái mỏng, sao vàng 1kg, rượu trắng 4 lít; ngâm trong vòng 7 ngày hoặc hơn; mỗi ngày uống 2 lần (vào trước 2 bữa ăn chính), mỗi lần 1 ly nhỏ (chừng 25-30ml).

Mua sâm cau ở đâu ? Địa chỉ nào bán uy tín, giá rẻ ?

Hiện nay Cây Thuốc Cổ Truyền đang thu hái, chế biến và bán sâm cau ở dạng củ khô và củ tươi. Vị thuốc được chế biến sạch sẽ, thu hái tự nhiên từ rừng Tây Bắc, chất lượng rất tốt. Sản phẩm có giá bán:

Mua Sâm Tiên Mao, Sâm Cau ở đâu?

Giá Sâm Tiên Mao : 250.000 ( VNĐ )/ 1Kg  ( Lưu Ý : Sâm Tiên Mao Có Giá : 6900.000 ( VNĐ )/ 1Kg ).
Giá Sâm Cau : 200.000 ( VNĐ )/ 1Kg( Lưu Ý : Sâm Cau Có Giá : 6000.000 ( VNĐ )/ 1Kg ).
Trọng Lượng : 1Kg
 Xuất Xứ : Việt Nam

Các bạn thấy hay và thiết thực hãy fb-share-icon chia sẻ hộ trang  nhé…!

CHÚNG TÔI CHUYÊN CUNG CẤP CÁC BÀI THUỐC CỔ TRUYỀN, RẺ HỢP VỚI CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CAO ĐẾN TAY MỌI NGƯỜI…!

Lưu Ý : Nội dung do trang Cây Thuốc Cổ Truyền & Chợ Đặc Sản Tây Bắc 24H biên tập và tổng hợp, vậy cá nhân tổ chức nào sao lưu nội dung xin ghi rõ nguồn của trang…!

Mọi thông tin góp ý, chia sẻ xin vui lòng gửi về hòm thư  :  caythuoccotruyen.com@gmail.com

Đường Dây Nóng :  0888.288.990  084.520.5506